Những mẫu thiết kế nhà ống kiểu cổ điển sang trọng, đẹp ngây ngất
Phong cách cổ điển là một trong những phong cách thiết kế nhà ở được yêu thích nhất hiện nay. Với những đường nét hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết, phong cách cổ điển mang đến vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho ngôi nhà.
Đối với những gia đình có diện tích đất nhỏ, những mẫu thiết kế nhà ống kiểu cổ điển là một lựa chọn tuyệt vời. Với những mẫu thiết kế này, bạn vẫn có thể sở hữu một ngôi nhà đẹp, sang trọng và đầy đủ tiện nghi.
Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà ống kiểu cổ điển đẹp và sang trọng mà bạn có thể tham khảo:
-
Nhà ống thiết kế kiểu cổ điển 3,4,5 tầng
Mẫu nhà ống thiết kế kiểu cổ điển 3,4,5 tầng là mẫu thiết kế đầu tiên với vẻ đẹp hoàn hảo cùng những đường nét hoa văn, tỉ mỉ được chặm khắc tinh xảo đến từng chi tiết. Mẫu nhà này phù hợp với những gia đình có diện tích đất rộng và muốn có một ngôi nhà sang trọng, bề thế.
-
Những mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng đẹp đơn giản và hiện đại
Nếu bạn có diện tích đất nhỏ hơn, bạn có thể lựa chọn những mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng đẹp đơn giản và hiện đại. Mẫu nhà này vẫn mang những nét đặc trưng của phong cách cổ điển nhưng được lược bỏ bớt những chi tiết cầu kỳ, rườm rà, tạo nên một tổng thể hài hòa và tinh tế.
-
Nhà ống có thiết kế kiến trúc pháp
Kiến trúc Pháp là một trong những phong cách kiến trúc được yêu thích nhất trên thế giới. Với những đường nét hoa văn tinh xảo và tỉ mỉ, kiến trúc Pháp mang đến vẻ đẹp sang trọng và quý phái cho ngôi nhà.
------------------------------
Cẩm nang xây nhà - Một số vấn đề cần lưu ý về phong thủy khi sắp xếp các phòng
A. Phòng khách:
- Là "bộ mặt" căn nhà nên đặt vị trí phía trước nhà để lưu thông và tích tụ khí.
- Hình vuông hoặc hình chữ nhật là tốt nhất.
- Không nên treo vật trang trí tường như kiếm, huy chương, thú... ảnh hưởng đến luồng khí di chuyển dẫn đến bất hòa trong gia đình.
- Luồng khí lưu thông luôn đi từ cổng vào phòng khách nên tránh đặt hướng có mùi hôi cống rãnh sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí tốt và có hại cho sức khỏe của các thành viên.
- Phòng phải rộng rãi và có nhiều ánh sáng chiếu vào, dùng màu sơn tươi sáng có thể mang nhiều vận may và của cải.
- Sàn nhà được thiết kế bằng phẳng, tránh cao thấp vì sẽ dễ gây sóng gió, thăng trầm trong cuộc sống.
- Trang trí các vật bằng hình tròn sẽ làm bầu không khí dễ chịu và thân thiện hơn.
B. Phòng làm việc:
- Kim và Mộc xung khắc nên tránh đặt phòng làm việc trong phòng ngủ hoặc phòng ăn.
- Nếu muốn đặt phải làm vách, dùng rèm che hoặc tủ ngăn để tránh làm trường khí Kim và Mộc ảnh hưởng nhau.
- Cửa phòng có thể thông qua phòng khách, phòng ngủ hay vệ sinh nhưng tránh gần bếp vì sẽ bị ảnh hưởng bởi khói mùi.
- Không nên mở nhiều cửa tại phòng làm việc gây nhiễu luồng khí, mất tập trung và khó kê đồ đạc.
- Nên là hình vuông, có thể có góc bo tròn, bầu dục, bát giác hoặc lục giác.
C. Phòng ngủ:
- Hướng tuân theo nguyên tắc phong thuỷ như: toạ cát, hướng cát.
- Phải dựa vào một bức tường vững chắc để làm điểm tựa.
- Nên dùng hướng đầu là hướng chính để chọn hướng giường ngủ.
- Tránh đặt giường nằm trên bếp hay đặt giường dưới nhà tắm.
- Không được để cửa ra vào đâm thẳng vào giường ngủ.
- Gương không đựợc chiếu thẳng vào giường ngủ và cửa ra vào.
D. Phòng vệ sinh:
- Tránh đặt nhà vệ sinh lên trên bếp hoặc giường ngủ, bởi phòng vệ sinh lúc nào cũng nằm vào vị trí xấu.
- Phòng vệ sinh các tầng nên thẳng hàng nhau thì hợp lý về phương vị hơn.
- Không mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà, ngoài ý nghĩa về giữ gìn thẩm mỹ còn liên quan đến trục dẫn truyền khí trong nội thất.
- Không đặt phòng vệ sinh ngay phần giữa nhà vì phần này thuộc Thổ, khắc Thủy, là nơi trang nghiêm đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng.
E. Cầu thang:
- Là con đường sinh đạo dẫn khí đến 5 khu vực khác nhau của ngôi nhà: cửa linh (bàn thờ), cửa dưỡng (nơi ngủ), cửa nạp (bếp, nhà ăn), cửa tiếp (phòng khách), cửa xả (môi trường xung quanh và nhà tắm).
- Bậc cầu thang đều ứng với sinh lão bệnh tử nên chọn số bậc cho phù hợp với gia chủ.
- Ngoài ra, phải thiết kế thuận lợi cho vấn đề đi lại cũng như thẩm mỹ, hình dáng mềm mại thì luồng khí lưu thống sẽ tốt.
F. Nhà Bếp:
- Không nên bố trí bếp khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản.
- Hỏa lò tối kỵ đặt quay lưng với hướng nhà, phải đặt quay về hướng lành, như thế mới nhanh có phúc.
- Bệ đặt hỏa lò nên tựa vào tường cho vững chắc, tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà.
- Vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ.
- Tránh đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.
G. Bàn thờ:
- Thờ Phật: nên đặt ở nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình.
- Thần Linh- Gia Tiên: Có thể đặt bàn thờ Thần Linh cùng với Gia Tiên nhưng cao hơn.
- Ông Địa - Thần Tài: không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà, đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hứng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà.
- Ông Táo: đặt vị trí của ông về hai hướng căn bản nhất đó là hướng tốt của chủ nhà hoặc hướng nam ( 100% hỏa), tránh để bàn thờ đối diện nhà vệ sinh.